Miếu Châu Mai - Di tích lịch sử văn hoá

04/07/2024 09:11

LỜI GIỚI THIỆU MIẾU CHÂU MAI

 

Miếu Châu Mai thờ vị “ Phủ Tế Minh Lang Phù thần Đại Tướng Quân”. Ông là một vị tướng giúp vua Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên Mông xâm lược nước ta thế kỷ XIII.

Năm 18 tuổi Minh Lang đã chiêu mộ được đội quan 100 binh, chiêu mộ ở Quế Sơn 60 binh và Châu mai 40 dân binh. Dưới sự chỉ huy của Minh Lang, trăm quân ngày đếm luyện tập binh khí, sau đó cùng Minh Lang kéo quân trình Hưng Đạo Đại Vương. Thấy được đại binh có chủ tướng văn chương thực thiệt, binh pháp tinh thông nhận làm quân vệ của triều. Lúc đó, đất nước bị quân Nguyên – Mông xâm chiếm. Nhà Trần tổ chức hội nghị Bình Than vào mùa đông năm 1282 tại Hải Hưng, và ra chiếu toàn dân đánh giặc. Minh Lang được nhà vua cử về trấn giữ trận địa Bạch Đằng Giang, phong chức là Tả Hữu Quân thần, cấp cho 20 vạn binh. Quân Nguyên Mông hung hãn nhất thế gới lúc bấy giờ bị thua, chạy về biên giới Bắc quốc.

Nhận rõ ân đức của ngài, các triều đại phong kiến về sau đều ban sắc, phong thần và cho phép các địa phương thờ phụng mãi mãi. Từ đó, nhân dân làng Châu Mai thờ ngài là thành hoàng làng. Miếu thôn Châu Mai được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố tại Quyết định số 519/QĐ-UBND ngày 28/01/2019.

Miếu Châu Mai được xây dựng theo hướng Đông có hạng mục kiến trúc, các mảng chạm khắc tiêu biểu của mỹ thuật thời nhà Nguyễn. Miếu toạ lạc trên thế đất đẹp hình Mai rùa, trước và sau đều là bãi quân cờ, thoáng mát, tạo nên không gian tín ngưỡng có giá trị truyền thống.

Miếu có các hạng mục kiến trúc: tiền tế và hậu cung (với kiến trúc cuốn vòm độc đáo). Ngoài ra, trong Miếu còn giữ được một khối di vật phong phú về thể loại. Đó là: Ngai thờ phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, Bài vị, tay ngai hầu rồng, mũ thánh, Bát hương gốm thổ Hà, mâm bồng thờ, đỉnh đồng thờ và 10 đạo sắc phong thời Lê – Nguyễn (Hiện đang lưu giữ tại Đình Châu Mai).